game tiến lên miên nam - Vào website game chính thức vn86

IMP: Bản tin Nhà đầu tư quý IV năm 2022

Theo Tổng cục Thống kê, kết thúc năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rõ nét, thể hiện sự khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ sau dịch COVID-19 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng 8,02% so với năm 2021. Đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong giai đoạn 2011-2022.

I. MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ NĂM 2022 VÀ DỰ BÁO

Theo Tổng cục Thống kê, kết thúc năm 2022, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu rõ nét, thể hiện sự khôi phục và tăng trưởng mạnh mẽ sau dịch COVID-19 trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang gặp nhiều khó khăn. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2022 tăng 8,02% so với năm 2021. Đây là mức tăng cao nhất so với cùng kỳ trong giai đoạn 2011-2022.

Hình Tình hình kinh tế xã hội quý IV 2022
(nguồn: //www.gso.gov.vn/tin-tuc-thong-ke/2022/12/infographic-tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-quy-iv-va-nam-2022/)

Kinh tế – xã hội Việt Nam năm 2022 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới đang phải đối mặt với những thách thức lớn, biến động nhanh, khó lường và tính bất ổn cao; lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ buộc các quốc gia phải thắt chặt chính sách tiền tệ. Cạnh tranh chiến lược, địa chính trị giữa các nước lớn, xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine; thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, mưa bão, hạn hán… đã làm gia tăng rủi ro đến thị trường tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, an ninh lương thực toàn cầu.

Kinh tế Việt Nam trong năm 2022 cho thấy nhiều tín hiệu hồi phục tích cực. Nền kinh tế phục hồi nhờ sự hỗ trợ tài chính tích cực của Chính phủ và việc nối lại các hoạt động kinh tế. Nhờ đó, nền kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát trong tầm kiểm soát, các cân đối lớn được đảm bảo. Môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện góp phần tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của Nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp.

Đối với Việt Nam, IMF dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam đạt 7% và giảm xuống 6,2% trong năm 2023. WB dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Việt Nam đạt 7,2%, và giảm xuống còn 6,7% trong năm 2023. Cùng với đó, ADB dự báo tăng trưởng năm 2022 của Việt Nam đạt 7,5% và giảm xuống còn 6,3% trong năm 2023.

Bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2023 tiếp tục gặp nhiều khó khăn với dự báo tăng trưởng chậm lại, gia tăng khả năng suy thoái trong ngắn hạn, do lạm phát cao và các vấn đề địa chính trị, xung đột vũ trang, thiên tai, dịch bệnh, … Năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Việt Nam. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới khi nước ta sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng. Vì vậy, cần khai thác tối đa nội lực, huy động và thu hút làn sóng đầu tư, tận dụng mọi cơ hội tham gia sâu, rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu để tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của nước ta trên tầm cao mới.

II. NGÀNH DƯỢC VIỆT NAM NĂM 2022 VÀ DỰ BÁO

Ngành dược trong quý IV năm 2022 có nhiều động lực tăng trưởng tích cực nhờ vào các bệnh viện đã hoạt động hết công suất, thúc đẩy nhu cầu khám chữa bệnh, thuốc đấu thầu tăng cao. Bên cạnh đó, khi học sinh đi học trở lại, và Việt Nam bước vào giai đoạn giao mùa làm cho các bệnh thời tiết như cảm cúm, ho, sốt gia tăng hỗ trợ nhu cầu thuốc bán lẻ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, kinh tế trong nước cũng liên tiếp gặp nhiều cú sốc, ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư, doanh nghiệp và người tiêu dùng, ngành dược phẩm cũng chịu những tác động không nhỏ. Thách thức hàng đầu xuất phát từ việc ngành dược trong nước còn phải nhập khẩu nguyên liệu dược từ nước ngoài với tỷ lệ khá cao, lên tới 80%-90%. Trong đó, số nguyên liệu nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc chiếm tỷ trọng lên tới 85% tổng kim ngạch nguyên liệu nhập khẩu. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cũng khiến ngành dược chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như biến động tỷ giá, đứt gãy nguồn hàng cung cấp; thêm vào đó là chi phí nhập khẩu, vận chuyển làm gia tăng chi phí đầu vào sản xuất từ 20%-25%.

Trong năm 2022, thị trường ngành chăm sóc sức khỏe nói chung và ngành dược phẩm Việt Nam nói riêng gia tăng nhanh chóng. Nỗ lực của Chính phủ nhằm làm cho dịch vụ chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận hơn với giá cả phải chăng là một trong những động lực phát triển ngành. Thêm vào đó, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới; nhận thức của người tiêu dùng đối với chăm sóc sức khỏe ngày càng cao và thu nhập của người dân cao hơn, khiến chi tiêu cho hoạt động chăm sóc sức khỏe nói chung và tiêu thụ dược phẩm bình quân đầu người nói riêng nhiều hơn.

Về cơ cấu, thuốc kê đơn được kỳ vọng sẽ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng doanh số dược phẩm trong những năm tới, nhờ nhu cầu chữa bệnh tăng cao, việc triển khai bảo hiểm y tế quốc gia, thu nhập tăng, cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe tốt hơn và sự phát triển của thuốc gốc. Khảo sát của Vietnam Report cho thấy, 69,2% số doanh nghiệp trong ngành có niềm tin rõ rệt vào triển vọng kinh tế Việt Nam năm 2023 và 42,9% số doanh nghiệp tỏ ra lạc quan vào triển vọng ngành Dược trong năm tới.

III. DIỄN BIẾN CỔ PHIẾU IMEXPHARM QUÝ IV NĂM 2022

Thời điểm 31/12/2022

  • Mã cổ phiếu: IMP
  • Sàn giao dịch/: HOSE
  • Vốn điều lệ (tỷ VND): 667,1
  • Số lượng CP đang lưu hành (tr.CP): 66,7
  • Vốn hoá thị trường (tỷ VND): 4.013,63

Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu IMP trong quý IV năm 2022 đạt 359.500 cổ phiếu, tăng 70,5% so với quý III/2022, nhưng chỉ bằng khoảng 1/2 khối lượng khớp lệnh của quý IV/2021. Giá đóng cửa cao nhất trong quý IV/2022 cổ phiếu IMP là 64.600 đồng/cổ phiếu (06/12/2022), trong khi giá thấp nhất là 46.200 đồng/cổ phiếu (14/11/2022). Trung bình mỗi ngày trong quý có 7.024 cổ phiếu được giao dịch. Giá đóng cửa của phiên giao dịch cuối cùng trong quý IV/2022 là 60.200 VNĐ, giảm 1.800 đồng/cổ phiếu so với giá đóng cửa của phiên cuối quý III/2022. Cổ đông SK Investment Vina III vẫn nắm giữ vị trí là Cổ đông có tỷ lệ sở hữu cổ phần cao nhất tại Imexpharm (tổng tỷ lệ sở hữu trực tiếp và gián tiếp là 64,78%).

Hình IMP Giá đóng cửa Quý 4 2022
Nguồn: //vietstock.vn/

IV. HOẠT ĐỘNG IMEXPHARM TRONG NĂM 2022

STT Chỉ tiêu 2022 %KH 2022 2021 Tăng trưởng
I. Kết quả hoạt động (tỷ đồng)
1 Tổng doanh thu và thu nhập 1.668,2 115,1% 1.290,8 29,2%
2 Doanh thu thuần 1.643,7   1.266,6 29,8%
3 Giá vốn hàng bán 946,4   778,6 21,6%
4 Chi phí bán hàng 269,0   181,3 48,4%
5 Chi phí quản lý 121,5   72,6 67,4%
6 Lợi nhuận hoạt động kinh doanh 301,0   234,5 28,4%
7 Lợi nhuận trước thuế 301,8 109,7% 238,9 26,3%
8 Lợi nhuận sau thuế 234,0   189,1 23,7%
II. Tài sản – Nguồn vốn (tỷ đồng)
1 Tổng tài sản 2.287,5   2.294,7 -0,3%
2 Vốn chủ sở hữu 1.904,9   1.794,4 6,2%
3 Vốn điều lệ 667,1   667,1 0,0%
III. Khả năng thanh toán (lần)
1 Khả năng thanh toán ngắn hạn 2,9   2,9 0,0
2 Khả năng thanh toán nhanh 1,8   1,7 0,1
IV. Khả năng sinh lợi
1 Lợi nhuận trước thuế/Doanh thu thuần 18,4%   18,9% -0,5%
2 ROS 14,2%   14,9% -0,7%
3 ROE 12,7%   10,7% 2,0%
4 ROA 10,2%   8,6% 1,6%
5 EPS (cơ bản) (đồng) 3.495   2.600 34,4%
6 BV (đồng) 28.600   26.900 6,3%
7 P/E (lần) 17,2   29,9 -12,7
8 P/B (lần) 2,1   2,9 -0,8
Giá thị trường ngày 31/12 (đồng) 60.200   77.800 -22,6%

1. KẾT QUẢ KINH DOANH

Kết thúc quý IV/2022, tổng doanh thu thuần và thu nhập của Imexpharm đạt 1.668,2 tỷ đồng, tăng trưởng 29,2% so với cùng kỳ và bằng 115,1% kế hoạch năm do Đại hội đồng Cổ đông đề ra. Kênh OTC của Imexpharm tăng trưởng ở mức 34,7% và chiếm tỷ trọng 63,2% trong cơ cấu doanh thu hàng Imexpharm. Trong khi đó, kênh ETC đã phục hồi tốt với mức tăng trưởng 29,6% và chiếm tỷ trọng 36,8% doanh thu. Imexpharm chủ yếu bán hàng Công ty tự sản xuất với doanh số của hàng Imexpharm chiếm đến 93,4%, hàng nhượng quyền và hàng mua khác chiếm tỷ trọng khoảng 6,6%.

Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế của Imexpharm trong năm 2022 ghi nhận tốt đạt 301,8 tỷ đồng, tăng trưởng 26,3% so với năm 2021 và đạt 109,7% kế hoạch năm. Imexpharm đã kiểm soát tốt giá vốn hàng bán, trong năm 2022 giá vốn hàng bán tăng 21,6% so với cùng kỳ, thấp hơn tốc độ trăng trưởng doanh thu thuần là 29,8%, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang đứt gãy và giá cả leo thang do lạm phát. Nhờ đó, biên lợi nhuận gộp của Imexpharm trong năm 2022 đạt 42,4%, tăng so với mức 38,5% của năm 2021.

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều ghi nhận mức tăng, lần lượt là 48,4% và 67,4% lên 269,0 tỷ đồng và 121,5 tỷ đồng do các hoạt động Hội nghị, quảng bá, chăm sóc khách hàng cũng tăng cường hơn so với năm 2021. Bên cạnh đó là sự góp phần của lương cơ bản tăng, cùng với giá nhiên liệu và giá cả các hàng hóa, dịch vụ mua ngoài khác cũng gia tăng.

2. TỔNG TÀI SẢN – VỐN CHỦ SỞ HỮU

Tính đến ngày 31/12/2022, quy mô tổng tài sản của Imexpharm là 2.287,5 tỷ đồng, giảm 0,3% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ việc giảm nợ vay. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng 6,2% so với thời điểm kết thúc năm 2021. Vốn điều lệ của Công ty không thay đổi so với thời điểm ngày 31/12/2021.

3. KHẢ NĂNG THANH TOÁN – KHẢ NĂNG SINH LỜI

Tỷ số thanh toán ngắn hạn không thay đổi so với cùng kỳ. Tỷ số thanh toán nhanh tăng 0,1 lần so với cùng kỳ. Nhìn chung, các tỷ số thanh toán nằm trong mức an toàn và phù hợp với chiến lược quản lý vốn lưu động thận trọng của Imexpharm.

ROS giảm nhẹ so với cùng kỳ, nguyên nhân do chi phí quản lý và bán hàng tăng cao khi các hoạt động quảng bá thương hiệu và thúc đẩy bán hàng trở lại bình thường và sôi động hơn so với năm 2021.

ROE, ROA năm 2022 tăng so với kỳ trước do lợi nhuận sau thuế tăng mạnh so với 2021. Bên cạnh đó, EPS năm 2022 cũng tăng 34,4% so với năm trước do tác động của việc tăng lợi nhuận.

Mặc dù hoạt động hiệu quả, nhưng giá cổ phiếu IMP đóng cửa tại ngày 31/12/2022 chỉ đạt 60.200 VNĐ, giảm 22,6% so với giá đóng cửa của phiên cuối cùng trong quý IV/2021. Do giá cổ phiếu giảm so với cùng kỳ nên P/E giảm 12,7 lần, P/B giảm 0,8 lần.

V. 10 SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA IMEXPHARM NĂM 2022

  1. Doanh thu và lợi nhuận năm 2022 đều vượt kế hoạch năm và tăng trưởng cao so với cùng kỳ.
  2. Tổ chức thành công chuỗi hoạt động kỷ niệm 45 năm hình thành và phát triển Công ty IMEXPHARM được diễn ra một cách trang trọng, hấp dẫn và giàu cảm xúc.
  3. Đại hội Sales & Marketing lần đầu được tổ chức lại sau 2 năm ảnh hưởng Covid – 19 được diễn ra một cách chuyên nghiệp, kỷ luật và hiệu quả.
  4. Nhà máy IMP4 hoàn thành xét duyệt EU- GMP đưa công ty trở thành doanh nghiệp có nhiều dây chuyền sản xuất đạt chuẩn EU-GMP nhất cả nước.
  5. Tính đến hết năm 2022, Imexpharm đã có 13 số đăng ký cho 08 sản phẩm tại Châu Âu.
  6. Hoạt động bán hàng và tiếp thị có nhiều đổi mới, đặc biệt là nâng cao hiệu quả các chi nhánh bán hàng: 20/20 chi nhánh bán hàng đều vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2022.
  7. Imexpharm liên tục đạt được các giải thưởng uy tín:
  • Top 50 doanh nghiệp Việt có thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn năm 2022, do Anphabe khảo sát và trao giải.
  • Top 10 Báo cáo thường niên tốt nhất 2022, nhóm vốn hóa vừa do HOSE, HNX & Báo Đầu tư bình chọn.
  • Top 5 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2022, nhóm ngành sức khỏe, thiết bị y tế do Vietnam Report bình chọn.
  • Cổ phiếu Công ty được đưa vào rổ chỉ số phát triển bền vững VNSI.
  • Top 50 Công ty niêm yết kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam do Báo Nhịp cầu đầu tư bình chọn
  1. Tài chính của công ty minh bạch, lành mạnh và được kiểm soát tốt theo chiến lược phát triển bền vững. Đặc biệt được Ngân hàng ADB thẩm định và đánh giá cao.
  2. Cổ đông chiến lược Tập đoàn SK (Hàn Quốc) tham gia chiều sâu các hoạt động chiến lược của công ty.
  3. Thu nhập, an sinh cho người lao động liên tục được cải thiện trong năm 2022 trong bối cảnh kinh tế Việt Nam và thế giới còn nhiều khó khăn. Tổng số tháng lương mà người lao động được nhận trong năm 2022 dao động từ 17 đến 21 tháng.

VI. CHIẾN LƯỢC TỔNG QUAN CỦA IMEXPHARM NĂM 2023

  • Tiếp tục đẩy nhanh số hóa các hoạt động Sales Marketing nhằm phục vụ cho các giải pháp bán hàng và kiểm soát rủi ro
  • Tăng cường hợp tác với đối tác chiến lược để tăng doanh số và mở rộng mạng lưới phân phối
  • Duy trì chính sách quản lý vốn lưu động thận trọng, giảm thiểu tối đa rủi ro thanh khoản
  • Rút ngắn số ngày hoạt động của Công ty bằng cách giảm số ngày tồn kho và số ngày phải thu
  • Điều chỉnh, cập nhật các chính sách hợp lý để thu hút, giữ chân người tài
  • Phát triển toàn diện nguồn nhân lực thông qua các chương trình đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài.